TẠP CHÍ LỊCH SỬ
GIÁO DỤC
VIÊT NAM
Thursday, June 25, 2015
Wednesday, June 24, 2015
Dương Vân Nga từ chính sử đến truyền thuyết
Dương Vân Nga, sử cũ chép là Dương Hậu (Hoàng hậu họ Dương) Theo truyền ngôn, thân phụ bà là Dương Thế Hiển, quê ở thôn Nga My, xã Gia Thuỷ (huyện nho Quan) quê mẹ ở thôn Vân lung, xã Gia Vân ( huyện gia Viễn) tỉnh Ninh Bình, sinh thời, cha mẹ chỉ gọi bà là Dương Nương ( cô gái họ Dương), sau khi vào cung Hoa Lư, được gọi ghép tên làng cha với tên làng mẹ thành Vân – Nga. Nhân dân địa phương gọi là Dương Vân Nga.
Năm Giáp Tuất (974), Dương Vân Nga sinh Hoàng thứ tử Đinh Toàn. Lên 5 tuổi, Đinh Toàn được vua cha phong là Vệ Vương . Đêm rằm Trung Thu năm 979, Đại Thắng Minh hoàng đế và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Nội nhân Đỗ Thích giết hại. Triều thần tôn Vệ Vương Đinh Toàn lên ngôi Hoàng đế, tôn Dương Vân Nga làm Hoàng Thái Hậu . Đinh Toàn lúc này mới lên 6 tuổi. Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn được Dương Thái hậu chọn làm Nhiếp chính, sau lại tự xưng là Phó Vương. Định Quốc Công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền và Tướng quân Phạm Hạp ngờ Lê Hoàn chiếm ngôi nhà Đinh. Mới cùng nhau hội binh, chia hai đường thuỷ bộ từ Ái Châu (Thanh Hoá) kéo về Hoa Lư hỏi tội Lê Hoàn, Dương Thái Hậu thấy vậy, lo ngại bảo Lê Hoàn rằng: “Bọn Bặc dấy quân khởi loạn, làm kinh động nước nhà, vua còn nhỏ yếu, không đương nổi hoạn nạn, bọn ông mưu tính thế nào, chớ để sinh tai hoạ về sau. Lê Hoàn mới chỉnh đốn binh mã, đánh bại Nguyễn Bặc, Đinh Điền. Biết Kinh thành Hoa Lư có biến, phò mã Ngô Nhật Khánh dẫn hơn một nghìn chiến thuyền quân Chiêm Thành tiến đánh nước ta. ở biên giới phía Bắc. giặc Tống lợi dụng tình hình đại Cồ Việt rối ren, đang chuẩn bị cất binh xâm lược nước ta.
Thái Hậu Dương Vân Nga sai Lê Hoàn chọn tướng sĩ để chống cự, lại cử Phạm Cự Lượng làm Đại tướng tiên Phong. Khi đang chuẩn bị cất binh , Phạm cự Lượng cùng các tướng mặc đồ nhung phục, đi thẳng vào triều đường, bảo mọi người rằng: “ thưởng ngưòi có công, giết kẻ không theo mệnh lệnh, là kỷ luật hành quân. Nay Chúa Thượng trẻ thơ, chúng ta dù hết sức liều chết chống kẻ địch bên ngoài, may lập được chút công thì ai biết cho ? Chi bằng trước hãy tôn Thập đạo Tướng quân làm Thiên tử, rồi sau sẽ đem quân đi đánh thì hơn!” Quân sĩ nghe nói thế đều hô “ vạn tuế” thái hậu nghe nói vậy sai hữu Ty đem đủ nghi trượng rước Hoàn vào cung, lấy áo rồng khoác lên mình Hoàn, khuyên Hoàn lên ngôi Hoàng đế”.
Hành động này của Dương thái Hậu bị các đại thần trung thành với nhà Đinh chống lại quyết liệt. Các nhà nho phong kiến và dư luận, kể cả sau này hết sức chỉ trích. Song, trong tình thế đất nước lúc đó hết sức cấp bách bởi nguy cơ xâm lược của nhà Tống đã hiện ra trước mắt, Dương Thái Hậu đã có cái nhìn vô cùng sáng suốt, đặt lợi ích dân tộc và quốc gia lên trên lợi ích dòng tộc, chọn Lê Hoàn là một thống soái quân đội, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, có khả năng tập hợp và tài năng chỉ huy quân dân ta lúc đó đương đầu với quân xâm lược, loại bỏ được nguy cơ mất nước.
Năm 981, cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi, Dương Vân Nga đón Lê Hoàn chiến thắng trở về ở Bến Ngự ( sông Van Sàng, nay thuộc thành phố Ninh Bình).
Năm Nhâm Ngọ (982), Lê đại Hành lập Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh Hoàng hậu, là một trong năm hoàng hậu của vua Lê.
Năm Canh Tý (1000), Hoàng hậu Dương Vân Nga qua đời.
Hiện nay, đền thờ Lê Hoàn ở Trường Yên (Hoa Lư), đền vua Đinh, vua Lê ở Trung Trữ (Ninh Giang, Hoa Lư) và đền làng Bách Cốc (xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đều có tượng Dương Vân Nga. Tượng bà ở đền Lê Đại Hành( trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình) gọi là Bảo Quang Hoàng Thái Hậu.
Năm Canh Tý (1000), Hoàng hậu Dương Vân Nga qua đời.
Hiện nay, đền thờ Lê Hoàn ở Trường Yên (Hoa Lư), đền vua Đinh, vua Lê ở Trung Trữ (Ninh Giang, Hoa Lư) và đền làng Bách Cốc (xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đều có tượng Dương Vân Nga. Tượng bà ở đền Lê Đại Hành( trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình) gọi là Bảo Quang Hoàng Thái Hậu.
Tuesday, June 23, 2015
Mối quan hệ giữa Anh - Pháp - Mỹ trước nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ
Chương 2: Mối quan hệ Anh
– Pháp – Mỹ trước chiến tranh thế giới lần thứ II
2.1 Chính sách đối ngoại
của Anh – Pháp – Mỹ trước nguy cơ thế chiến II bùng nổ
2.1.1 Chính sách đối
ngoại của Anh trước nguy cơ thế chiến II bùng nổ
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất nền kinh tế nước Anh suy
giảm thì các nước ngoài châu Âu như Mỹ, Nhật không chịu nhiều hậu quả của chiến
tranh, vươn lên mạnh mẽ. Vị thế bá chủ của nước Anh bị lung lay. Anh buộc phải
nhân nhượng Mỹ tại hội nghị Vécxai và hội nghị Oashinhton. Anh cùng các nước đế
quốc can thiệp vào nước Nga Xô Viết nhưng thất bại. Đến ngày 8/8/1919, Anh kí
hiệp định hòa bình, công nhận nền độc lập của Apganixtan. Trong thời kì Công
đảng nắm chính quyền, chính phủ của đảng này đã công nhận Liên Xô và có dự định
ký kết với Liên Xô. Tháng 7/1922, Anh được Hội Quốc Liên trao cho quyền ủy trị
đối với Palextin, kiểm soát tư pháp, đối nội, đối ngoại và đóng quân ở nước
này.
Đến năm 1926, Anh thành lập Khối Cộng đồng Anh. Chính phủ Anh tiếp
tục chính sách câu kết với Mỹ nâng đỡ Đức, dùng Đức làm công cụ để tấn công
Liên Xô. Năm 1927, chính phủ Bảo thủ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
Nhưng đến năm 1928 khi Công đảng trở lại cầm quyền, chính phủ Anh 1 lần nữa tái
lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đến tháng 11/1931, chính phủ Anh ban bố “Quy chế Wesminster” công nhận quyền tự
do của các nước tự trị trong các lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Mặt khác, Anh
dùng chính sách bảo hộ thuế quan, ưu đãi buôn bán trong nội bộ đế quốc, chống
lại sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác, đã tạo cơ hội cho giới tư bản lũng
đoạn Anh phát triển, song lại tăng thêm mâu thuẫn với các nước đế quốc khác.
Nhìn chung trong những năm trước chiến tranh, mâu thuẫn giữa nước
Anh với các nước phát xít Đức, Ý, Nhật ngày càng gia tăng nhưng chính phủ Anh
vẫn tiếp tục duy trì chính sách ngoại giao bảo thủ, mù quáng, lạnh nhạt với
Liên Xô và ve vãn khối phát xít. Giới cầm quyền Anh trước sau đều cự tuyệt lời
đề nghị từ phía Liên Xô về một hệ thống an ninh chung, đều mà chính người dân
Anh trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 27/6/1935 mong muốn. Còn đối với Đức: năm
1935, Anh ký với nước này hiệp ước Hải quân mà thực chất là dung túng cho Đức
phát triển lực lượng hải quân với quy mô lớn. Chính phủ Anh tuyên bố cái gọi là
“không can thiệp” mà thực chất là
khuyến khích cho hành động xâm lược của Đức, Ý, Nhật và hướng ngọn lửa chiến
tranh về phía Liên Xô. Tuy nhiên, do vai trò của Liên Xô nên Anh đã nhiều lần
thay đổi thái độ. Năm 1934, Anh đề nghị Liên Xô gia nhập Hội Quốc Liên và năm
sau Anh cử phái đoàn do ngoại trưởng Antonio Eden sang Matxcơva đàm phán với
I.V. Stalin và V.M. Môlôtôp. Song từ năm 1936, Anh lại tìm mọi cách để gây ra
cuộc chiến tranh Xô – Đức.
Đến ngày 29/9/1938, Anh ký với Đức Hiệp định không xâm phạm lẫn
nhau. Câu tuyên bố của Thủ tướng N. Sămbéclanh với người Anh: “Tôi sẽ mang lại hòa bình cho các bạn”
trở thành lời hức hẹn dối trá. Có thể thấy rằng chính những hiệp định này là
đỉnh cao của chính sách đối ngoại phản động của nước Anh trong giai đoạn này
nhằm thức đẩy Đức tấn công Liên Xô.
2.1.2 Chính sách đối
ngoại của Pháp trước nguy cơ thế chiến II bùng nổ
Tháng 11/1919 Cơlêmăngxô lên làm thủ tướng, chính phủ Pháp tìm mọi
cách để giải quyết vấn đề Đức theo hướng có lợi nhất cho mình. Nhưng các nước
Anh, Mỹ lại không muốn làm yếu Đức thêm nữa. Do vậy, chính phủ Pháp thi hành
chính sách chống Nga: cùng Anh, Mỹ can thiệp vũ trang chống Nga Xô Viết, liên
minh với một số nước khác bao vây kinh tế Nga. Đồng thời thực hiện chính sách
đàn áp thuộc địa. Tuy nhiên, những chính sách đối ngoại này của Pháp không thu
lại nhiều kết quả: Pháp phải rút quân khỏi vùng Rua và thất bại trong âm mưu
chống Liên Xô.
Năm 1924, Liên minh cánh tả do Đảng Xã hội là nòng cốt lên cầm
quyền. Chính phủ này ban bố lệnh ân xá…rút quân khỏi vùng Rua, chấp nhận kế
hoạch Đaoxơ, đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô…Tuy nhiên, những hành động
thiên hữu (ký hiệp ước Lôcácnô với Đức) đã làm suy giảm uy tín của nước Pháp
trên trường quốc tế.
Ngày 27/7/1929, sau khi Bơriăn lên cầm quyền, ông ta muốn thành
lập khối liên minh các nước Tây Âu dưới sự lãnh đạo của Pháp. Nhưng kế hoạch
không thực hiện được do vấp phải sự chống đối của người dân trong nước và không
được 1 số nước tư bản chủ yếu ủng hộ, đặc biệt là Anh, Mỹ [1,tr121]. Tuy nhiên
sự kiện này đánh dấu thời kỳ phản động của giới cầm quyền ở Pháp trước khi cuộc
khủng hoảng kinh tế nổ ra. Đến tháng 11/1932, chính phủ của Eriô ký hiệp ước
không xâm phạm với Liên Xô. Tuy nhiên, đến tháng 9/1938, Pháp cùng với Anh,
Đức, Ý ký hiệp ước Muních đã gây ra những làn sóng phản kháng mạnh mẽ từ phía
Đảng Cộng sản và đông đảo quần chúng nhân dân Pháp. Do những hành động phản bội
của giới cầm quyền Pháp, đến đây nền chính trị Pháp đi vào thời kỳ phản động.
Cùng với Anh và Mỹ làm ngơ trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa phát xít và hướng
cuộc chiến tranh về phía của Liên Xô
2.1.3 Chính sách đối
ngoại của Mỹ trước nguy cơ thế chiến II bùng nổ
Ngày 8/1/1918, Tổng thống Mỹ Uynxơn đưa ra kế hoạch 14 điểm với
nội dung chủ yếu là quyền tự quyết cho các dân tộc, các nước tham chiến phải
giải trừ quân bị, thành lập một tổ chức quốc tế có khả năng giải quyết các xung
đột giữa các nước trên thế giới bằng con đường ngoại giao hòa bình. Ngoài ra,
kế hoạch này cũng đặt ra nhiều điều kiện tiên quyết với Đức để bắt đầu đàm
phán, các dân tộc bị Áo – Hung và Thổ Nhĩ Kỳ thống trị có quyền tự quyết nếu họ
muốn tách ra thành các quốc gia độc lập. Về sau, trong ngày độc lập 4/7/1918,
Uynxơn nói rõ và gọn hơn mục tiêu của Mỹ trong chiến tranh. Tiếp đó, Tổng thống
Uynxơn vượt Đại Tây Dương sang dự Hội nghị Pari.
Đến năm 1921, Warren G.Hardinh người của Đảng Cộng hòa lên làm
Tổng thống. Chính phủ của Warren G.Hardinh chủ trương trở lại chủ nghĩa cô lập
truyền thống, không tham gia Hội Quốc Liên để khỏi bị ràng buộc. Tháng 8/1921,
Mỹ ký hiệp ước riêng lẻ với Đức, để bày tỏ sự không hài lòng với hiệp ước
Vécxai, tổ chức hội nghị Oashinton đưa lại nhiều lợi ích cho Mỹ. Tại châu Âu Mỹ
đề ra kế hoạch Đaoxơ, rồi Yơng đưa lại sự phục hồi của chủ nghĩa phátxít Đức.
Đến thời của Tổng thống F.Rudơven thì chính sách đối ngoại của Mỹ
cũng có những thay đổi lớn. Đối với Mỹ Latinh F.Rudơven tray thế “Chính sách chiếc gậy lớn” can thiệp vũ
trang thô bạo bằng “Chính sách láng giềng
thân thiện” mềm dẻo hơn. Trên tinh
thần đó, năm 1934, chính phủ Mỹ đã
thương lượng với Cuba và ký kết hiệp ước hủy bỏ “Tu chính án Platt” chấm dứt các cuộc xâm lược vũ trang vào Cuba,
Haiti, Đôminit, ký với Panama Hiệp ước về kinh đào hạn chế sự kiểm soát của Mỹ
đối với kinh đào này, ký Hiệp ước thương mại với các nước Mỹ La Tinh, hứa hẹn
trao trả độc lập. Một ví dụ điển hình là chính sách với Mêxicô. Theo Hiến pháp
Mêxicô, chính phủ này quốc hữu hóa các công ty dầu lửa của Mỹ. Thay vì đưa quân
can thiệp trước đây, F.Rudơven chỉ đề nghị Mêxicô một khoảng bồi thường tượng
trưng. Tuy Mỹ có thiệt thòi về tài chính, song đổi lại họ được sự ủng hộ quý
báu của láng giềng trong tương lai. Thực chất của “Chính sách láng giềng thân thiện” là một biểu hiện sớm của chủ nghĩa thực dân
kiểu mới mà Mỹ sẽ sử dụng phổ biến trong tương lai, nhằm đối phó lại với các
cuộc đấu tranh chống Mỹ và củng cố địa vị của nước Mỹ ở khu vực Mỹ La Tinh.
Thậm chí tại Hội nghị ở Bêunốt, Tổng thống Mỹ kêu gọi các nước Tây bán cầu cùng
đoàn kết chống lại nguy cơ xâm lược từ bên ngoài. Trước sau, chính sách này
nhằm duy trì sự bốc lột của Mỹ, thu lợi nhuận cho các tập đoàn tư bản lũng
đoạn.
Để thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới sau này, F.Rudơven đưa ra “Chính sách nhằm đúng từ xa” [4,tr129].
Sau 15 năm theo đuổi chính sách chống nước Nga Xô Viết, rồi Liên Xô, chính phủ
Mỹ do F.Rudơven đứng đầu đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên
Xô. Tiếp đó Mỹ ký kết các hiệp định thương mại với Liên Xô, thúc đẩy thương mại
giữa hai nước. Những động thái này cho thấy mặt tích cực của chính sách đối
ngoại của Mỹ trong những năm 30. Mặt khác nó xuất phát từ quyền lợi của Mỹ, nhưng
về thực chất thì chính phủ Mỹ vẫn theo đuổi chính sách “chống cộng” truyền thống của mình.
Đối với các vấn đề nóng bỏng quốc tế nửa sau thập niên 30, chính
phủ Mỹ vừa muốn dùng bàn tay các nước phát xít Đức, Ý, Nhật để chống Liên Xô,
đồng thời lại liên minh với Anh, Pháp chống khối đế quốc phátxit. Mục đích của
Mỹ là cho các nước đánh nhau, bán vũ khí cho cả hai bên, Mỹ ở giữa hưởng lợi.
Đó là chính sách 2 mặt có phần thiếu trách nhiệm trước nguy cơ chủ nghĩa phát
xít và chiến tranh đang đe dọa nền hòa bình và an ninh thế giới. Hàng loạt các
đạo luật (1935 và 1934) được ban bố để Mỹ giữ vai trò trung lập: cấm bán vật
liệu chiến tranh và cấm cho các nước tham chiến vay tiền, cấm công dân Mỹ đi du
lịch trên tàu của các nước tham chiến. Các nước muốn mua hàng không bị cấm của
Mỹ thì phải trả tiền mặt và tự chở lấy (Luật Cash và Carry). Đối với cuộc giao
tranh ngoài biên giới Mỹ: làm ngơ trước hành động xâm lược của phát xít Ý ở Bắc
Phi, của Nhật ở Trung Quốc, từ chối lời đề nghị của Liên Xô lập liên minh chống
Phát xít. Do đó, chính phủ Mỹ phải chịu một phần trách nhiệm trong việc kí kết
hiệp ước Muynich (9/1938), khuyến khích đến dung túng cho chủ nghĩa phátxít
phát động chiến tranh thế giới.
2.2 Mối quan hệ giữa ba
nước Anh, Pháp và Mỹ trước nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ
2.2.1 Sự hình thành trục
đế quốc Anh - Pháp - Mỹ
Mặt dầu giới cầm quyền các nước tư bản phương Tây cố tình xoa dịu
mâu thuẫn với các nước phát xít để hướng cuộc chiến tranh về phía Liên Xô,
nhưng mâu thuẫn giữa họ là không thể hòa hoản và xoa dịu nổi. Quy luật phát
triển không đồng đều và quy luật cạnh tranh đã làm cho mâu thuẫn giữa các nước
này ngày một gia tăng, đặc biệt là giữa Anh và Đức.
Các công ty độc quyền Đức đã thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của các công
ty độc quyền Anh trên các thị trường than và thép ở Hà Lan, Bỉ, Hy Lạp…Đến cuối
năm 1937, Đức đã tăng cường vị trí của mình ở các nước Đông Nam Âu và củng cố
vị trí của mình ở vùng Trung và Cận Đông, đặc biệt là Thổ.
Về phía mình, Anh cố chống lại Đức bằng cách liên hiệp với Pháp,
tổ chức phản công ở Đông Nam Âu và Trung Đông bằng cách cho vay và gây áp lực
đối với giới thống trị các nước này. Quan hệ giữa Anh và Đức vì thế mà diễn ra
ngày một căng thẳng, đặc biệt là khi Đức đòi lại các thuộc địa bị giao cho các nước thắng trận sau chiến
tranh thế giới thứ nhất: Tây Nam Phi, Camarum, Tôgô [4,tr166].
Bên cạnh đó mâu thuẫn giữa Mỹ và Đức cũng trở nên gây gắt, mâu
thuẫn này bắt nguồn từ sự cố gắng làm bá
chủ thế giới của cả 2 nước. Các nước phát xít tấn công vào các vị trí kinh tế
của Mỹ ở Viễn Đông và Thái Bình Dương. Đều này không tránh khỏi việc thúc đẩy
Mỹ ngày càng xích lại gần với Anh và Pháp hơn. Đưa 3 nước này đi đến một liên
minh chính trị quân sự tạm thời do Mỹ lãnh đạo.
Mâu thuẫn giữa Pháp và Đức là do ý muốn thanh toán hệ thống hòa
ước Vécxai Oashinhton, thống trị lục địa châu Âu. Ở Rumani, Tiệp Khắc, Thổ,
Balan cuộc đấu tranh ngầm giữa các công ty độc quyền Pháp và Đức không ngừng
diễn ra. Các liên minh của Pháp ở châu Âu có nguy cơ bị sụp đổ. Những kế hoạch
thuộc địa của Đức đe dọa các thuộc địa của Pháp ở châu Phi cũng gây ra sự đe
dọa cho giới cầm quyền Pháp.
Mâu thẫu giữa Anh, Mỹ với Nhật cũng ngày càng gây gắt do âm mưu
của Nhật muốn độc chiếm Trung Quốc, gạt bỏ quyền lợi của Anh, Mỹ ở Trung Quốc
và Đông Nam Á. Hồng thiết lập quyền bá chủ của Nhật ở Thái Bình Dương và Viễn
Đông. Đồng thời mâu thuẫn giữa Pháp, Anh với Ý cũng gia tăng do tham vọng của Ý
muốn biến Địa Trung Hải thành “cái hồ của
Ý” [4,tr166]. Chiếm các tỉnh của Pháp như Nixơ, Xavoa và đất đai của Pháp ở
Bắc Phi và những thuộc địa của Anh ở Trung Đông và châu Phi.
Đến tháng 10/1936, ngoại trưởng Ý là Xianô bay sang Đức tiến hành
đàn phám với các nhà lãnh đạo Đức về “chính
sách chung của 2 nước”. Sau cuộc đàm phán, ngày 1/11/1936 Mútxôlini tuyên
bố sự tồn tại của “Trục Béc lin - Rô ma”. Cũng trong tháng đó, Đức đã ký
với Nhật hiệp định chống Quốc tế cộng sản. Một năm sau, ngày 6/11/1937, theo đề
nghị của chính phủ Đức, Ý cũng chính thức gia nhập “hiệp định chống Quốc tế cộng sản”. Như thế là đã hình thành nên 1 “Trục tam giác Béclin – Rôma – Tôkiô”.
Trước sự hình thành “Trục
tam giác Béclin – Rôma – Tôk ô” thì giới thống trị của ba nước Anh - Pháp -
Mỹ cũng phải đưa ra những lời tuyên bố chống chủ nghĩa Phát xít và cam kết ủng
hộ lẫn nhau khi bị tấn công. Trục đế quốc Anh – Pháp – Mỹ đã được hình thành.
Như vậy, trước sự hình thành trục tam giác Béclin – Rôma – Tôkyô,
các nước Anh – Pháp – Mỹ buộc lòng phải có những cam kết với nhau, trên cơ sở
đó trục đế quốc Anh – Pháp – Mỹ hình thành và ngày càng được củng cố. Trong khi
Anh và Pháp thì tỏ ra nhân nhượng, không có động thái nào rõ ràng trước hành động
bành trướng của chủ nghĩa Phát xít và phần nào đó tiếp tay cho chủ nghĩa phát
xít thì Mỹ lại đứng trung lập. Các nước Anh – Pháp – Mỹ do cùng chung quyền
lợi, muốn giữ nguyên trật tự thế giới. Họ lo sợ chủ nghĩa phát xít nhưng lại
thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế họ đã thi hành chính sách 2 mặt: Một mặt
hợp tác với Liên Xô để tăng cường sức mạnh cho mình; mặt khác họ thỏa hiệp và
nhượng bộ phát xít để tránh chiến tranh về phía mình và hướng cuộc chiến tranh
về phía Liên Xô.
2.2.2 Thái độ của Anh –
Pháp – Mỹ đối với các bên tham chiến
2.2.2.1 Thái độ của Anh –
Pháp – Mỹ đối với phe phát xít
Mặt dầu mâu thuẫn sâu sắc với chủ nghĩa phát xít song Anh, Pháp và
Mỹ luôn muốn dùng bàn tay của chủ nghĩa phát xít để tấn công Liên Xô nên đã thi
hành chính sách nhất quán: nuôi dưỡng, dung túng, xoa dịu và nhượng bộ cho chủ
nghĩa phátxít dù có phải hy sinh nhiều quyền lợi của mình cũng như của các nước
khác. Do vậy, giới cầm quyền Anh – Pháp đã thi hành chính sách nhằm khôi phục
chủ nghĩa quân phiệt Đức: “Năm 1924, các nước Anh – Pháp – Mỹ thông qua kế
hoạch Đaoxơ cho Đức vay tiền để phát triển kinh tế. Năm 1925 ký hiệp ước
Lôcácnô bảo đảm tôn trọng biên giới phía Tây của nước Đức và mời Đức tham gia
vào Hội Quốc Liên. Từ đó Đức nghiễm nhiên sánh ngang hành với các nước thắng
trận trong Hội Quốc Liên” [3,tr33].
Sau khi phátxít lên nắm chính quyền ở Đức thì quan hệ kinh tế và
thương mại giữa tư bản độc quyền Mỹ và Đức được mở rộng và chặt chẽ hơn trước.
Hơn 200 công ty tư bản độc quyền Mỹ góp sức vào việc tái vũ trang nước Đức. Tư
bản Anh ký với Đức hiệp định hải quân, không quân. Làm như vậy chính phủ Anh –
Pháp – Mỹ tin rằng phát xít Đức sẽ dựa vào sự giúp đỡ của họ để tấn công Liên
Xô. Còn Hítle thì lợi dụng chính sách chống Liên Xô của Anh – Pháp – Mỹ để
chuẩn bị chiến tranh. Y đã từng tuyên bố với các cận thần của Y rằng: “Tôi phải chơi bóng bàn với chủ nghĩa tư
bản” [3,tr33].
Chính thái độ làm ngơ này của Anh, Pháp, Mỹ đã khiến cho chủ nghĩa
phátxít càng mạnh tay hơn trong việc chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới lần
thứ hai. Mãi cho đến khi trục tam giác Béclin – Rôma – Tôkyô hình thành thì ba
nước Anh, Pháp, Mỹ mới có những động thái để chống lại chủ nghĩa phát xít. Giới
cầm quyền của các nước này đã xích lại gần nhau hơn và tuyên bố chống lại chủ
nghĩa phát xít. Tuy nhiên, lúc đầu những lời tuyên bố của giới cầm quyền Anh,
Pháp, Mỹ chỉ là trên chót lưỡi. Họ không thực sự thực hiện triệt để những gì mà
mình đã tuyên bố cũng như không thực hiện triệt để những gì mà ba nước này đã
ký kết với Liên Xô. Với ảo tưởng là có
thể lợi dụng được chủ nghĩa phát xít tấn công Liên Xô nên các nhà cầm quyền
Anh, Pháp, Mỹ đã thi hành “chính sách
không can thiệp” hay “trung lập”
và sau này là “chính sách hai mặt”.
Những chính sách này đã bọc lộ rõ thái độ dung túng, nhân nhượng, không có động
thái rõ ràng của các nước trong khối đế quốc trước hành động bành trướng của
chủ nghĩa phát xít. Họ lo sợ chủ nghĩa phát xít nhưng lại thù ghét chủ nghĩa
Công sản. Chính đều này là tác nhân quan trọng dẫn đến một cuộc chiến tranh thế
giới lần thứ hai_cuộc chiến tranh đã để lại những hậu quả to lớn chưa từng
thấy trong lịch sử chiến tranh của nhân loại.
2.2.2.2 Thái độ của Anh –
Pháp – Mỹ đối với Liên Xô
Sau khi cách mạng tháng
Mười Nga giành thắng lợi, nước Nga Xô Viết ra đời đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Đều này đã đe
dọa trực tiếp đến hệ thống thuộc địa của các nước tư bản, đặc biệt là Anh,
Pháp, Mỹ. Do vậy, Anh, Pháp, Mỹ luôn có thái độ thù địch với Liên Xô, các nước
này tìm đủ mọi cách để ngăn chặn ảnh hưởng cũng như tiêu diệt Nhà nước công
nông đầu tiên trên thế giới. Họ nhanh chống thống nhất nguyên tắc phải tăng cường
can thiệp vũ trang tấn công Liên Xô, ủng hộ các nước láng giềng Balan, Rumani
tấn công, lật đổ chính quyền Xô Viết. Trong giai đoạn này các nước đế quốc Anh,
Pháp, Mỹ xem chủ chủ nghĩa cộng sản là mối đe dọa nguy hiểm nhất đến sự thống
trị của họ. Cho nên các nước này đã thi hành chính sách hai mặt với Liên Xô:
vừa hợp tác với Liên Xô chống phát xít, vừa lợi dụng bàn tay của chủ nghĩa phát
xít để tiều diệt Liên Xô. Đều này cho thấy thái độ của Anh, Pháp, Mỹ là nhất
quán trong vấn đề tiêu diệt Liên Xô_tiêu diệt bức tường thành của chủ nghĩa
cộng sản. Còn những vấn đề khác liên quan đến quyền lợi của nước Liên Xô thì
các nước đế quốc lờ đi. Chính nhà lý luận quân sự người Anh đã phải thừa nhận
các nước đồng minh “đã làm quá ít” để
trả cho nước Nga những gì nước Nga “đã hi
sinh để mang lại rất nhiều cho đồng minh” [1,tr178].
Tuy nhiên, khi cuộc chiến
tranh thế giới sắp nổ ra, các nước nước đế quốc nhận thấy được mối đe dọa từ
chủ nghĩa phát xít đối với lợi ích của chính họ. Những ảo tưởng của các nước
này về việc lợi dụng chủ nghĩa phát xít tiêu diệt Liên xô đã tan vỡ. Chính phủ
Anh và Pháp mới có xu hướng đàm phán với Liên xô. Tuy nhiên, những tuyên bố đó
vẫn là trên chót lưỡi, chưa thật sự thực hiện triệt để những cam kết đối với
Liên Xô về vấn đề chống phát xít. Họ vẫn có thái độ bàng quan, thờ ơ, “tọa sơn xem hổ đấu” để làm “ngư ông đắc lợi” trong cuộc chiến này.
Chính thái độ này của ba
nước Anh, Pháp, Mỹ đối với phát xít và Liên Xô đã làm cho chủ nghĩa phát xít không
còn e dè trong việc chuẩn bị chiến tranh. Họ hô hào “chống chủ nghĩa cộng sản”, “chống Liên Xô” nhưng thật chất đều mà
chủ nghĩa phát xít hướng đến là một cuộc chiến tranh để phân chia lại thị
trường, phạm vi chiếm đóng và ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Chính phủ Anh – Pháp – Mỹ
đã có những hành động nhân nhượng, thỏa hiệp, dung túng cho chủ nghĩa phát xít
Đức – Ý – Nhật hoành hành nhằm thực hiện những ý đồ chiến lược sâu xa của mình_đó
là tiêu diệt Liên Xô. Còn các vấn
đề mà Liên Xô đưa lên thảo luận trong thời gian này trong các Hội nghị tại Hội
Quốc Liên, những cố gắng về việc thành lập các tổ chức tương trợ bảo vệ an ninh
tập thể thì lại không được chấp nhận. Những mâu thuẫn phức tạp và căng thẳng
giữa hai khối đế quốc Anh – Pháp – Mĩ và Đức – Ý – Nhật không hề ngăn cản những
thỏa hiệp giữa họ, đặc biệt là trong vấn đề chống Liên Xô. Như vậy, với chính
sách hai mặt của các cường quốc phương Tây đã tạo điều kiện cho phe phát xít
lợi dụng, kéo dài thời gian chuẩn bị mọi mặt hoàn chỉnh để thực hiện dã tâm của
mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Lê Văn Anh (CB), Hoàng Thị Minh Hoa, Đinh Thị Lan, Bùi Thị Thảo
(2013), “Lịch sử thế giới hiện đại”, Nxb Đại học Huế.
2.
Đỗ Thanh Bình (chủ biên), Nguyễn Công Khanh, Ngô Minh Oanh, Đặng
Thanh Toán (2008), Lịch sử thế giới hiện đại, quyển 1, Nxb Đại học sư phạm.
3.
Hoàng Thị Minh Hoa, Đinh Thị Lan, Trần Thị Vinh (1997), Đại cương
lịch sử quan hệ quốc tế, đại học Huế
4.
Nguyễn Lam Kiều, Nguyễn Anh Thái, Nguyễn Xuân Kỳ (1978), Lịch sử
thế giới hiện đại (1917-1929), Nxb Giáo dục.
5.
Vũ Dương Ninh (chủ biên),
Phan Văn Ban, Nguyễn Văn Tận, Trần Thị Vinh (2010), Lịch sử quan hệ quốc tế từ
thời cân đại đến kết thúc thế chiến thứ 2, Nxb Đại học sư phạm.
6.
Lê Văn Quang (2002), Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1917 đến 1945, Nxb
giáo dục.
7.
Nguyễn Anh Thái (chủ biên), Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Quốc Hùng, Vũ
Ngọc Oanh, Đặng Thanh Toán, Trần Thị Vinh (2002), Lịch sử thế giới hiện đại,
Nxb Giáo dục.
8.
Trần Thị Vinh (chủ biên), Lê Văn Anh (2008), Lịch sử thế giới hiện
đại, quyển 2, Nxb Đại học sư phạm.
Một số trang web tham
khảo
Đội quân bồ câu đưa tin
Trong chiến tranh,
việc truyền tin tức giữ vai trò cực kỳ quan trọng, do đó từ xa xưa, các triều
đình đã tổ chức hệ thống thông tin với các dạng thức khác nhau như dùng cờ hiệu,
đặt trạm dịch, dùng hỏa đài… và đặc biệt là dùng chim bồ câu để đưa tin. Không
rõ việc sử dụng chim bồ câu đưa tin xuất hiện ở nước ta khi nào, nhưng đến giai
đoạn kháng chiến chống quân Minh xâm lược, sử sách và giai thoại dân gian có nhắc
đến hai nhân vật nổi tiếng là Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Chích. Đây là hai danh
tướng của nghĩa quân Lam Sơn và sau này là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê.
Trần Nguyên Hãn là con cháu nhà Trần, cháu ruột
của Trần Nguyên Đán, dòng dõi Thượng tướng Trần Quang Khải, anh em (con cô, con
cậu) với Nguyễn Trãi. Ông quê ở xã Sơn Đông (nay thuộc huyện Lập Thạnh, Vĩnh
Phúc), lập nhiều công nên khi xét công lao ông được đứng hàng đầu với chức Tả
tướng quốc. Trong thời gian kháng chiến, Trần Nguyên Hãn đã dùng những chú chim
bồ câu mà ông nuôi dưỡng, huấn luyện để chuyển thư qua lại với chủ tướng Lê Lợi
và các đầu mối quân sự khác. Có lần khi đang đóng quân trấn giữ thành Võ Ninh
thì bị quân Minh kéo đến vây chặt, tình thế rất nguy khốn, Trần Nguyên Hãn đã
viết thư cầu cứu rồi buộc vào chân chim. Nhờ thư do chim câu mang đến, Bình Định
Vương Lê Lợi biết được tình hình liền lập tức cho quân tiếp viện đến Võ Ninh
phá vỡ vòng vây giải cứu. Sau này Trần Nguyên Hãn với hình ảnh chú chim bồ câu
được suy tôn là Thánh Tổ của lực lượng truyền tin nước ta.
Cùng về qui tụ dưới lá cờ nghĩa Lam Sơn còn có
một vị tướng cũng có tài nuôi chim bồ câu, ông tên là Nguyễn Chích. Ông người
thôn Vạn Lộc, xã Đông Ninh, phủ Đông Sơn (nay là huyện Đông Sơn, Thanh Hóa),
trước khi tham gia lực lượng của Lê Lợi thì Nguyễn Chích đã dựng cờ khởi nghĩa ở
núi Hoàng Sơn (nay thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hóa) lấy thành Yên Mỗ làm căn cứ.
Chính ông đã đề xuất kế hoạch vào Nghệ An, tạo nên cục diện mới cho cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn.
Bố Nguyễn Chích là người thích nuôi chim thả để
dự thi nên truyền nghề này cho con, vì thế từ nhỏ ông đã có biệt tài nuôi chim
bồ câu rất giỏi. Bồ câu được dạy một cách khéo léo để xem khả năng của mỗi con,
người ta đặt một chậu nước giữa sân, rồi cho chim tung cánh lên trời, những con
chim nào dạy khéo sẽ bay rất thẳng, đến nỗi, bay cao lên tít mây xanh mà bóng
chim vẫn in trong chậu nước. Nguyễn Chích đã tập cho đàn chim của ông bay khéo
như vậy và còn luyện cho chúng mang thư từ và đồ nhẹ đến nơi định sẵn và bay trở
về.
Khi gia nhập cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn
Chích cùng vợ là Nguyễn Thị Bành đã mang cả bầy bồ câu đi theo, nhiều lần, chim
câu đã giúp việc truyền tin cho nghĩa quân rất nhanh chóng. Một bận, căn cứ Lam
Sơn bị đánh úp trong khi phần đông quân lính được chủ tướng Lê Lợi chia ra, sai
các tướng tá dẫn đi các ngả mất rồi, ở doanh trại chỉ có Lê Lợi và Nguyễn Chích
cùng mấy trăm quân túc vệ. Giặc Minh ở ngoài vây rất chặt, khó có thể phá được
vòng vây hay cử người đi báo tin giải cứu.
Nguyễn Xí liền thả chim câu đi đưa thư gọi được các cánh quân về cứu viện,
trong đánh ra, ngoài đánh vào làm cho vòng vây của giặc tan vỡ, Bình Định Vương
Lê Lợi rất khen ngợi, ban thưởng cho Nguyễn Xí và lấy thóc tẩm mật cho chim ăn
để bồi dưỡng. Cho đến nay người dân ở vùng đất xứ Thanh Nghệ vẫn lưu truyền bài
thơ ca ngợi “đội quân” chim bồ câu của tướng Nguyễn Chích như sau: “Bồ câu bồ
các/ Nó hát cúc cù/ Cu đi Quan Du/ Cu về Bù Rộc/ Thư này hỏa tốc/ Phải đợi cu về/
Ăn gạo vua Lê/ Đậu vai ông Chích/ Cu là cu thích/ Lại hát cúc cù!”.
Ngoài những “đội quân” đặc biệt nói trên,
trong lịch sử ghi nhận nhiều nhất đến những đội quân voi trận, ngựa chiến đã được
người Việt sử dụng từ lâu đời, tạo thành sức mạnh nhiều phen kiến quân thù kinh
hồn táng đởm. Bên cạnh đó, trong những tình huống, hoàn cảnh nhất định đã xuất
hiện những “đội quân” động vật được sử dụng một lần như “đội quân” vịt, ngỗng
có nhiệm vụ cảnh giới, mỗi khi có người sẽ kêu như một cách báo động; “đội
quân” rắn độc, như chuyện nghĩa quân của Thiên Hộ Dương ở Đồng Tháp Mười đã dụ
quân Pháp vào nơi có hang rắn độc lớn khiến không ít tên giặc bị thiệt mạng,
còn người dân thì hào hứng kể cho nhau rằng Thiên Hộ Dương có đạo binh “rắn thần”
trợ chiến.
Hay như “đội quân” trâu lửa phá trận với những
chú trâu sừng buộc gươm đao lao vào hàng ngũ của đối phương xung sát dữ dội,
sách Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo cũng viết về cách sử dụng lực lượng
này như sau: “Dùng con trâu già bỏ đi, buộc dao sắc vào sừng, hai bên mình cặp
tre sát vào chân cho không thể quay được, trên lưng đội một ống pháo sắt lớn chứa
một đấu thuốc, thuốc để quanh co ở trong pháo; pháo chứa những thuốc liệt hỏa,
thần sa, thần hỏa. Phàm khi quân giặc rất nhiều quân ta rất ít, dùng trâu ấy
xông vào người ngựa gặp phải tức thì tan nát. Khi xông vào trận giặc thì lửa
phát pháo nổ, thế như sấm động, ầm một tiếng không kịp bịt tai. Dù khó nhọc mấy
ở trong mấy trùng vây của giặc cũng phá tan được”.
Subscribe to:
Posts (Atom)