Tuesday, June 23, 2015

Khi đánh giá về vua Tự Đức, có ý kiến cho rằng ông là một người bán nước hại dân. Theo anh, chị ý kiến đó đúng hay sai?

Tự Đức22 tháng 9, 1829  19 tháng 7, 1883), còn gọi là Nguyễn Dực Tông , là vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm  hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì . Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, tổng cộng 36 năm.

Triều đại của ông đánh dấu nhiều biến đổi đối với vận mệnh dân tộc. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881 các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Định liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng mà vua không quyết dưới sự bàn ra của các đình thần. Mãi đến năm 1878, triều đình mới bắt đầu cử người thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình cải cách là cho học tiếng nước ngoài, nhưng đình thần vẫn bất đồng và nảy sinh hai phe chủ trương cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước ta dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa, nội bộ dân tộc bị chia rẽ khiến đất nước rời vào cảnh họa xâm lăng_ trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
Liên quan đến vấn đề nhà Nguyễn mất nước, có nhiều ý kiến cho rằng: “Vua Tự Đức là một người bán nước, hại dân”, ý kiến đánh giá này có thật sự đánh giá đúng về con người của Tự Đức hay chưa? Trong khuôn khổ bài viết này em sẽ tập trung làm rõ những công lao và trách nhiệm của vua Tự Đức khi để nước ta rơi vào tay của thực dân Pháp. Từ đó làm sáng tỏ vua Tự Đức có phải  là một con người bán nước hại dân như ý kiến trên đã đánh giá về ông hay không?
Xét trên phương diện quốc tế, lúc bấy giờ chủ nghĩa tư bản đang trên đà xác lập trên phạm vi toàn thế giới. Các nước đế quốc tăng cường xăm lược, mở rộng lãnh thổ, thị trường, khai thác, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa. Các nước phương Đông trong đó có Việt Nam trở thành miếng mồi béo bở cho các nước Phương Tây xâm chiếm. Do vậy, dù triều Nguyễn (Tự Đức) có muốn hay không thì thực dân  Pháp vẫn xâm lược nước ta. Cho nên việc mất nước của nhà Nguyễn là một xu thế tất yếu của lịch sử.
Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng, trong thời gian trị vì của mình, Nhà nguyễn  nói chung và Tự Đức nói riêng đã thi hành những chính sách cai trị làm tổn hại đến lợi ích và vận mệnh của dân tộc như: “bế quan tỏa cảng”; hà khắc với Thiên Chúa giáo (cấm đạo và giết đạo); thực hiện nhỏ giọt hay phất lờ các bản điều trần cải cách của nh ững các bậc sĩ phu yêu nước; đàn áp dã man các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, làm cho nguồn nhân lực, vật lực của đất nước ngày càng cạn kiệt, mâu thuẩn dân tộc ngày càng trở nên sâu sắc. Từ đó, tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho thực dân Pháp xâm lược nước ta.
Nhưng không phải vì thế mà chúng ta quên đi những đóng góp to lớn của nhà Nguyễn (Tự Đức) cho lịch sử của dân tộc như mở rộng lãnh thổ đến tận đồng bằng sông Cửu Long, xác lập chủ quyền trên vùng đất mới, rồi trên cơ sở đó thống nhất quốc gia trên một lãnh thổ rộng lớn, tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại, bao gồm đất liền và hải đảo. Hay những thành tựu văn hóa của thời Nguyễn (Tự Đức) cũng là một đóng góp to lớn đối với nền văn hóa của dân tôc.
Có thể nói rằng, trong bối cảnh lúc bấy giờ, ý thức hệ phong kiến mà nền tảng là “Nho giáo”  đang chiếm vị thế độc tôn trong xã hội. Không chỉ riêng Tự Đức mà đa số các vị vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại cũng như đa số quan lại, sĩ phu lúc bấy giờ vẫn chưa thể vượt qua rào cản này. Hơn nữa không phải là Tự Đức không có ý thức bảo vệ dân tộc trước nạn xâm lăng, ông cũng đã cố gắng tìm đủ mọi cách để bảo về đất nước và cũng như bảo vệ vương triều của mình nhưng do năng lực và nhãn quan chính trị còn hạn chế nên chưa đưa ra được chính sách đúng đắng để giành thắng lợi trước một nước Pháp lớn mạnh.
Vì thế, ý đánh giá về Tự Đức là một ông vua “bán nước, hại dân” chỉ là ý kiến mang tính chất chủ quan, phiến diện từ một phía, chưa soi xét về bối cảnh, ý thức hệ, công trạng của Tự Đức. Do đó, ý kiến đánh giá Tự Đức là một ông vua “bán nước, hại dân” là chưa chính xác và thiếu khách quan.



No comments:

Post a Comment